Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Chất lượng học tập giảm, giao tiếp xã hội kém, và bệnh tật là những ảnh hưởng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng tự tự mới là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục
Nhiệm vụ chính của thanh thiếu niên trong thế kỷ 21 là học tập và theo đuổi sự nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, giới trẻ cần hoàn tất việc các kiến thức cơ bản ở bậc phổ thông.  Theo nghiên cứu tại Mỹ, những người trẻ bị bệnh trầm cảm có thể học tập sa sút hơn so với đứa trẻ bình thường 1,66 lần. Nếu trầm cảm càng nặng, nguy cơ bỏ học càng cao.


Thanh thiếu niên có thể trầm cảm do những áp lực từ việc học tập và các mối quan hệ
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, giới trẻ có những thay đổi tâm sinh lý, dễ bị kích động và phải đối mặt với thực tế của xã hội. Do tâm lý chưa được vững vàng, nên ở lứa tuổi này dễ bị trầm cảm..
Ảnh hưởng tới mỗi quan hệ xã hội
Trầm cảm khiến người bệnh thu hẹp các mối quan hệ và không tham gia vào cuộc sống bên ngoài. Nếu bị mắc trầm cảm trong giai đoạn này, người bệnh sẽ bỏ qua những cơ hội giao lưu kết bạn và duy trì các mối quan hệ. Ngược lại, một số thanh thiếu niên bị trầm cảm lại có xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ không lành mạnh để che dấu nỗi buồn trong lòng. Điều này dễ dẫn tới nguy cơ kết hôn sớm và mang thai.
ảnh hưởng của trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên
Thu hẹp quan hệ xã hội là triệu chứng của bệnh trầm cảm
Ảnh hưởng tới thể chất
Thanh thiếu niên bị bệnh trầm cảm có nguy cơ béo phì tuổi thành niên, theo công bố nghiên cứu của Mỹ năm 2002. Ngoài ra, trầm cảm làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cho người bệnh dễ mắc các bệnh sau này như ung thư, nhiễm trùng, tự miễn dịch.
ảnh hưởng của trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên
Trầm cảm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất
Ngoài ra, có một số lượng lớn thanh thiếu niên tự tử do trầm cảm. Do đó, cha mẹ và người thân cần quan tâm tới những thay đổi trong tâm sinh lý của con cái mình trong giai đoạn đặc biệt này. Họ dễ bị tổn thương và thu hẹp các mối quan hệ của mình.

Kinh tế khủng hoảng dẫn đến con người phải lo toan và tính toán nhiều công việc đến mức stress và rơi vào trầm cảm. Với mức gia tăng chóng mặt, các chuyên gia nhận định, đây là một trong những bệnh của thế kỉ 21 bên cạnh bệnh tiểu đường và tim mạch.

Theo con số thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi tính mạng của 850 000 người mỗi năm. Tính đến năm 2020, căn bệnh này sẽ đứng thứ 2.
Như thế, có khoảng 3-5 % dân số thế giới rối loạn trầm cảm rõ rệt. Do đó, đây là chứng bệnh buộc các nhà khoa học phải vào cuộc và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất cho bệnh nhân.

Bệnh trầm cảm đã từng được coi là bệnh của nữ giới, nhưng hiện nay, số nam giới mắc bệnh này ngày càng gia tăng.

Ở nam giới, các triệu chứng của bệnh thường không bộc lộ ra ngoài nên gặp khó khăn về chuẩn đoán và điều trị.  Những thông tin dưới đây giúp bạn đọc tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở nam giới.

Trầm cảm sau sinh không chỉ khiến phụ nữ bị suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ mà nhiều bà mẹ trẻ còn nghĩ đến cái chết và tự tử. Sau đây là 7 bí quyết trị bệnh trầm cảm sau sinh cực kỳ đơn giản và hiệu quả.


1. Ngủ đủ giấc
Mới sinh con, các bà mẹ trẻ dường như không có thời gian để ngủ vì đêm ngày phải thức chăm sóc con nhỏ. Nhưng, nếu ngủ không đủ giấc, người mẹ sẽ càng căng thẳng, mệt mỏi và triệu chứng trầm cảm sẽ ngày càng nặng hơn.

Bà mẹ sau sinh cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh, đặc biệt là những người bị bệnh trầm cảm sau sinh. Khi có những dấu hiêu đầu tiên của bệnh trầm cảm, người mẹ cần đối phó bằng một chế độ ăn giàu protein, chất béo omega 3,…

Một chế độ ăn uống khi mắc bệnh trầm cảm sau sinh là cực kỳ quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cần bằng không chỉ giúp tự điều trị bệnh trầm cảm mà còn hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp điều trị khác. Mặt khác, nguy cơ trầm cảm sau sinh giảm ở những người duy trì chế độ ăn uống khoẻ mạnh trước và trong suốt thai kỳ.


Bệnh trầm cảm sau sinh cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng  dành cho bà mẹ bị trầm cảm sau sinh:
Protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là thành phần cấu tạo mô và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể đồng thời cung cấp năng lượng.
Protein là một thành phân dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của người bị trầm cảm sau sinh vì protein kích thích sản xuất nội tiết tố cho bà mẹ mang thai hoặc mới sinh.  Nguồn cung cấp protein lành mạnh bao gồm thịt nạc như thịt gia cầm, cá, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại hạt khác.
Một số nguồn cung cấp protein khác như thịt gà, gà tây, cá ngừ, có chứa một axit amin được gọi là tyrosine, có thể tăng hoạt chất giảm căng thẳng thần kinh trong não bộ . Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cần ăn 2 – 3 khẩu phần protein một ngày.
Bệnh trầm cảm sau sinh
Thịt gia cầm cung cấp nhiều protein
Carbohydrate
Carbohydrate là vô cùng có ích trong sản xuất và phân phối năng lượng và tăng khả năng sản xuất serotonin- một chất hoá học trong não thúc đẩy tâm trạng. Điều này giải thích tại sao một số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh lại thèm ăn thực phẩm giàu carbonhydrate.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường, ăn nhiều bánh mỳ nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh và trái cây.
Chất xơ
Một cơ thể thiếu chất xơ có thể cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp và đau đớn do táo bón, tiêu chảy hay vấn đề tiêu hoá khác. Phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành cần ăn 25g chất xơ mỗi ngày.
Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp tạo năng lượng, cải thiện chức năng đường tiêu hoá, giúp hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Chất dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà người mẹ sau sinh cần đa dạng, đặc biệt khi đang nuôi con.
Người mẹ cũng cần xem xét giá trị dinh dưỡng trong một số thực phẩm quen thuộc nhất đinh. Ví dụ, ngô và khoai tây là thực phẩm có lợi nhưng ít giá trị dinh dưỡng. Nên thay đổi các món ăn và nguyên liệu chế biến hàng ngày để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt đối với phụ nữ trầm cảm sau sinh.
Bệnh trầm cảm sau sinh
Rau xanh cung cấp chất xơ và vitamin
Thực phẩm và độ uống cần tránh
Rượu, cà phê, đường là những đồ uống cần tránh hoàn toàn cho phụ nữ trầm cảm sau sinh. Mặc dù cà phê có thể giúp tăng năng lượng nhưng nó làm trầm trọng hơn sự lo lắng. Trong khi đó, rượu là một nguyên nhân gây bệnh trầm cảm. Thay thế rượu, cà phê bằng nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất.
Một chế độ ăn uống lành mạnh khi mắc bệnh trầm cảm sau sinh là rất quan trong trong điều trị và phòng tránh các rối loạn tâm thần khác. Dành thời gian ăn uống và thư giãn sẽ giúp người mẹ và em bé khoẻ mạnh hơn.

Ở Việt Nam có khoảng 160000 mắc bệnh trầm cảm, con số này vẫn còn tiết tục gia tăng. Cùng chúng tôi tìm hiểu những biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em.


Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -